Cá trắm ăn ở tầng nước nào? Mồi câu cá trắm hiệu quả nhất
Săn trắm là thú vui hàng đầu của các cần thủ chuyên nghiệp bởi tính thử thách trong quá trình đi câu. Biết được cá trắm ăn ở tầng nước nào cũng giúp anh em có thêm kinh nghiệm trong việc chinh phục loại cá này. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Mồi câu cá trắm hiệu quả nhất
Vì là loài ăn tạp nên cá trắm không hề kén thức ăn. Nhưng để quá trình đi câu được thuận lợi nhất, bạn nên tìm hiểu thêm về tập tính ăn mồi của cá. Nếu muốn tự chế biến mồi thì dựa vào các yếu tố dưới đây cũng đơn giản hơn nhiều.
1. Cá trắm cỏ thích ăn gì nhất?
Cá trắm cỏ hay cá trắm trắng là loại dễ nuôi, ăn tạp và ăn khá nhiều. Trong tự nhiên, người ta thường bắt gặp trắm cỏ ăn các loài sinh vật phù du, động vật không xương sống, cá nhỏ, rong và cỏ ven bờ. Trắm cỏ ăn một lượng khá lớn nên chúng có thể làm thay đổi một số thành phần trong môi trường tự nhiên mà chúng sinh sống.
Do trắm cỏ chỉ tiêu hóa một nửa lượng thức ăn, phần còn lại sẽ thải ra ngoài. Điều này cũng làm giàu thêm các chất dinh dưỡng và tạp chất trong nước. Nhiều người nuôi trắm cỏ cho biết, ngoài việc mang lại lợi nhuận cao thì còn giúp bảo vệ môi trường hiệu quả.
Ở nhiều khu nuôi trồng cá trắm trắng, vì muốn cá nhanh lớn và đạt chuẩn mà nhiều người cũng dùng thêm thức ăn công nghiệp như cám để cho cá ăn.
Mồi câu cá trắm cỏ
2. Mồi câu cá trắm đen
Nguồn thức ăn chủ yếu của trắm đen thường là ốc, sò, hến hay những động vật phù du, động vật giáp xác, động vật không xương sống. Vào những thời điểm khan hiếm thức ăn thì chúng ăn cả những loại trái cây rụng ven bờ hồ. Cá trắm đen lúc nhỏ thường có hệ tiêu hóa khá yếu nên nguồn thức ăn của chúng thường là các sinh vật phù du, lăng quăng, các loài ấu trùng hay chuồn chuồn con.
Hiện nay, có nhiều vùng lựa chọn ốc bươu vàng để câu trắm đen và cũng thành công. Tuy nhiên cần phải thực hiện đúng kỹ thuật xử lý trước khi làm mồi bằng cách dội nước sôi lên ốc và lấy ruột ra cho cá ăn. Có thể dùng máy nghiền ra rồi pha thêm ít nước trong hồ trước khi cho mồi vào lưỡi và buông cần.
Mồi câu trắm đen
Cá trắm ăn ở tầng nước nào?
Mặc dù loài trắm cùng họ với cá chép và có vài nét tương đồng nhưng cũng có đôi chút điểm khác biệt, cụ thể là tầng nước kiếm ăn. Nên nhiều anh em nghĩ câu trắm cũng như câu chép thì lại không chính xác. Cá chép hầu như chỉ chuyên lùng sục đáy bùn, đáy nước và gạn lọc các tạp vật, động vật nhỏ làm thức ăn chính.
1. Cá trắm cỏ (trắm trắng)
Cá trắm cỏ thường kiếm ăn ở tầng nước trung và tầng đáy. Chúng có thói quen cắn rỉa và gặm nhấm các đọt chồi non mới mọc trong nước để sinh tồn. Do có đặc tính này nên trắm cỏ sẵn sàng lùa hết những miếng mồi được treo lơ lửng vào miệng. Nhưng độ sâu cá ăn cũng tùy thuộc vào chiều cao của những bụi cỏ thủy sinh này và đây cũng là điều quan trọng cần lưu ý nếu anh em muốn câu trắm hiệu quả.
Nhiều cần thủ chuyên nghiệp cho hay, vào mùa xuân và mùa thu thì rong tảo, cây cỏ trong nước sẽ có chiều cao thấp hơn mùa hè. Vậy nên cần ghi nhớ điểm này để thả mồi câu cho chuẩn. Những cú chạm mồi của trắm khá kín đáo, thường chỉ kéo nhẹ và làm rung đọt cần. Do đó khi lựa chọn cần câu trắm thì phải chọn cần có độ nhạy cao.
Cá trắm cỏ ăn ở tầng nước nào?
2. Cá trắm đen
Còn với trắm đen, nhờ đặc tính hàm răng chắc khỏe và sắc bén nên hầu như chúng không bỏ qua loại thức ăn nào, miễn có thể ăn được. Trắm đen cũng là loài ăn tạp ở ngoại tự nhiên và cũng thường sống ở tầng nước trung và đáy. Đây đều là hai vị trí phù hợp để kiếm ăn.
Theo những nguyên tắc khoa học thì tầng nước càng sâu sẽ càng ấm. Chính vì thế những loài trắm đen lớn thường yêu thích những khu vực đáy nước. Mỗi con có thể vượt mức 15kg là chuyện bình thường. Do môi trường đáy nước rất thích hợp cho vi sinh vật phát triển nên đây sẽ là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho trắm đen.
Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý, khoảng thời gian trắm có tốc độ sinh trưởng mạnh nhất là vào tháng 5 đến tháng 7. Giai đoạn này cá con sẽ bơi theo mẹ và kiếm ăn ở tầng nước nổi vì vào mùa hè mặt nước có phần ấm hơn. Đây cũng là cơ hội buông cần thuận lợi của không ít cần thủ.
Cá trắm đen ăn ở tầng nước nào?
Nên câu cá trắm thế nào vào mùa lạnh?
Trắm thường kiếm ăn và tìm mồi chủ yếu vào thời tiết 20 - 30 độ C nên vào mùa xuân hè là thời điểm buông cần tốt nhất. Còn trong điều kiện nhiệt độ giảm nhanh, nhất là vào mùa thu đông thì cá sẽ nhát đi kiếm ăn hơn. Vậy nên câu trắm vào mùa lạnh như thế nào cho chuẩn?
1. Đánh ổ lửng
Bạn không nên dùng biện pháp đánh ổ nổi mà chỉ nên tiến hành đánh ổ lửng để dụ cá. Vì khi đánh ổ nổi, mùa nước lạnh cá sẽ không lên đến mặt nước hoặc cá nhỏ nhát gan sẽ không dám lại gần. Rất nhiều người chỉ biết đánh nổi và đáy nhưng lại không hiệu quả khi câu trắm. Khi đánh lửng, bạn cần dùng dây buộc cỏ vào hòn đá sau đó thả dần xuống nước, lúc này mồi câu sẽ ở tầng giữa và tầng dưới, có tác dụng dẫn dụ trắm rất tốt.
2. Dùng mồi tự nhiên
Khi câu trắm vào cuối thu, đầu đông, đặc biệt là trắm cỏ thì không nên dùng mồi đóng gói sẵn có vị cỏ tươi hay có mùi tanh. Thời điểm này, tác dụng dụ cá của loại mồi này rất kém. Chỉ cần dùng giun đất, giun đỏ để làm mồi là đủ. Vì khi nhiệt độ xuống thấp, vị tanh của giun cũng được lan tỏa rộng hơn và hàm lượng protein cũng cao. Mà những thứ trắm cần nhất vào lúc này chính là protein động vật.
3. Tầng nước câu
Trắm đen và trắm cỏ đều hoạt động nhiều nhất ở tầng nước giữa và đáy trong thời gian nhiệt độ xuống thấp như mùa thu đông. Nên khi đi câu, bạn cần điều chỉnh độ phao và cần để thả mồi ở những điểm khoảng ⅔ mực nước để thu được nhiều cá nhất.
Lưu ý khi câu cá trắm
Dưới đây là các lưu ý nhỏ giúp anh em săn trắm hiệu quả hơn.
1. Chọn cầu câu cá trắm đen phù hợp
Cá trắm có trọng lượng và kích thước khá lớn nên việc lựa chọn cần câu là cực kỳ quan trọng. Để câu cá trắm, đặc biệt là trắm đen thì phải dùng những loại cần có độ cứng cao, ví dụ như cần săn hàng YG với các phiên bản X4000, X5000, X6000 và YG Limited. Đây đều là những dòng sản phẩm có độ cứng ổn định với khả năng dòng cá tốt chuyên đi săn hàng khủng như trắm.
Khi mua đồ câu trắm, bạn nên đầu tư vào đồ to, khỏe và thật sự chất lượng để đảm bảo có thể câu được một mẻ lớn mà cần lại không ảnh hưởng gì. Nếu không quan tâm đến cần loại tốt hay kém thì việc “săn” trắm cũng trở nên vô nghĩa. Từ cần, phao, cước, lưỡi,... đều phải được chuẩn bị chu toàn.
2. Vị trí thả câu
Trắm thường sống ở mực nước khá sâu, thích yên tĩnh và tránh xa tiếng ồn. Đây là loại cá có khả năng cảnh giác cực kỳ cao nhờ độ thính và cũng khá kén mồi.
Nếu câu trắm ở những khu vực sâu hơn 2m, anh em nên đứng thả câu xa bờ từ 8 - 9m. Nên chọn mặt hồ nhiều gợn sóng và sủi bọt bong bóng thì sẽ có nhiều cá hơn. Thời điểm thích hợp nhất để câu trắm thường là lúc nước lên, đàn cá sẽ theo dòng nước chảy qua và mắc câu dễ dàng.
Nếu câu trắm ở hồ dịch vụ thì cần lưu ý đến màu nước đặc trưng của hồ. Thường thì điều kiện tốt nhất để cá sinh trưởng là nước hồ có màu xanh lục vì có nhiều loại thực vật bên trong. Tức là hồ nước sạch, không tồn tại các tác nhân gây hại, ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện tốt nhất để cá sinh sản và phát triển.
3. Cách nhử mồi cá trắm đen hiệu quả
Cá trắm thường được biết đến khả năng né mồi rất đỉnh vậy nên khi câu sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Dù có gặp mồi, trắm cũng sẽ không ăn ngay mà phải đợi cá khác ăn trước, nếu an toàn mới bắt đầu tiến vào. Tuy nhiên chỉ cần một động tĩnh nhỏ như tiếng phao rơi hay tiếng động giật cá ở gần đó thì trắm cũng sẽ bỏ đi ngay lập tức và phải rất lâu mới quay lại. Vậy nên để câu được trắm thành công, bạn nên để cao phao một tí, tốt nhất là cách mặt nước khoảng 3 - 5 cm.
4. Nhiệt độ thích hợp câu cá trắm
Cá trắm cỏ ăn mạnh nhất ở thời điểm 20-30 độ, cho nên vào mùa xuân và mùa hè sẽ câu cá trắm cỏ rất dễ, còn thời điểm cá nhát ăn nhất là khi dưới thời tiết dưới 15 độ hoặc trên 30 độ. Cho nên khi vào cuối thu thời tiết trở lạnh, khó câu cá trắm cỏ cũng là điều dễ hiểu.
LỜI KẾT
Trên đây là những thông tin về cá trắm ăn ở tầng nước nào và những bí quyết câu cá trắm hiệu quả. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về các sản phẩm câu cá chuyên nghiệp thì hãy nhanh chóng liên hệ Thế giới Fishing nhé.
==============================
THẾ GIỚI FISHING - KHÁC BIỆT ĐỂ VƯƠN XA
- Website: thegioifishing.com
- Hotline: 0971055647
- Bảo hành: 19008223
- Địa chỉ: Tầng 02 Căn A3-04 HDMOND, Đường 25/4, P. Hồng Gai, TP. Hạ Long, Quảng Ninh